Sự phát triển của răng khôn được xem như cột mốc đánh giá sự trưởng thành của 1 người, tuy nhiên nó hầu như không có tác dụng gì trong tổng thể hàm răng và còn có thể trở thành “nỗi ác mộng” của rất nhiều người. Phần lớn răng khôn sẽ bị loại bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vậy, quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa sẽ diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khi nào nên và không nên nhổ răng khôn
Răng khôn là tên được dùng để chỉ những răng mọc cuối cùng của mỗi bên hàm và còn hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này sẽ không xuất hiện khi còn nhỏ, khi mới mọc răng hay khi thay răng mà xuất hiện ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Răng khôn hầu như không có tác dụng gì cho động tác nhai hay chức năng khác của hàm răng.
Tùy theo tình trạng mọc của răng khôn mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên rằng bạn có nên nhổ răng khôn hay không.
Trường hợp không cần nhổ răng khôn
Chúng ta không cần nhổ nếu răng khôn nếu:
- – Răng khôn mọc bình thường, thẳng, không bị kẹt với nướu và mô xương, không gây biến chứng như nhiễm trùng, lệch răng, viêm nướu… Trường hợp này nếu muốn giữ lại thì bạn cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng kỹ càng và sạch sẽ.
- – Mắc bệnh lý mạn tính như rối loạn đông cầm máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
- – Răng khôn mọc có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc quan trọng trong hàm như xoang hàm, dây thần kinh, mạch máu lớn…
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Khi hàm không đủ chỗ cho răng khôn mọc lên như bình thường, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng. Răng khôn có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong hàm, tạo ra hiện tượng răng mọc chen chúc, hoặc thậm chí mọc lệch và tạo ra các vấn đề:
- – Vẫn nằm ẩn hoàn toàn trong nướu: Nếu răng khôn bị mắc kẹt trong hàm có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tạo thành u nang gây tổn thương chân răng và các cấu trúc nâng đỡ răng khác.
- – Nhú 1 phần lên khỏi nướu: Khu vực răng khôn mọc thường khó nhìn thấy do đó, việc vệ sinh khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng.
- – Mọc chen chúc: Nếu khung hàm không có đủ chỗ để răng khôn phát triển bình thường, răng khôn có khả năng mọc chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận, khiến các răng khác lung lay, tiêu xương hoặc mất răng.
Bác sĩ khuyến nghị nên nhổ răng khôn nếu chúng chưa mọc hoàn toàn, trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ, điều này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, việc nhổ răng khôn có thể cần thiết nếu ở vùng răng đó có những thay đổi như:
- – Đau đớn.
- – Nhiễm trùng tái phát ở mô mềm phía sau răng cuối cùng hàm dưới.
- – Xuất hiện u nang hoặc khối u.
- – Tổn thương các răng lân cận.
- – Bệnh về nướu.
- – Sâu răng diện rộng.
Răng khôn nên được loại bỏ nếu gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng
Quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa diễn ra như thế nào?
Tại Nha khoa GREEN – Dr Thành, việc nhổ răng khôn sẽ được diễn ra tuần tự theo quy trình chuẩn y khoa gồm 7 bước như sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Theo đó, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám để đánh giá tình trạng tổng quát, cũng như khám kĩ để xem xét tình trạng, vị trí, mức độ tổn thương… của răng.
Bước 2: Scan hình ảnh toàn hàm
Sau đó, bạn sẽ được scan hình ảnh toàn hàm để đánh giá chính xác về vị trí răng khôn mọc. Điều này giúp nha sĩ nắm rõ và xây dựng kế hoạch nhổ răng phù hợp và ít sang chấn cho khách hàng.
Bước 3: Vệ sinh và sát khuẩn răng miệng sạch sẽ
Khi bạn đáp ứng tất cả tiêu chí về mặt sức khỏe thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng khôn.
Đầu tiên sẽ tiến hành vệ sinh và làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng của nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bên trong, nhằm đảm bảo yếu tố vô trùng trong suốt quá trình nhổ răng khôn.
Bước 4: Gây tê vùng răng nhổ
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ răng cần nhổ để bạn có trải nghiệm dễ chịu và nhẹ nhàng, đặc biệt là không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện nhổ răng khôn.
Bước 5: Tiến hành nhổ răng khôn
Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành nhổ và đưa răng khôn ra ngoài. Đặc biệt là trước khi nhổ răng, nhân viên y tế cũng phải đảm bảo khử trùng dụng cụ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho khách hàng.
Bước 6: Chườm đá và dặn dò sau khi nhổ răng khôn
Sau quá trình nhổ răng, bạn sẽ được nha sĩ chườm lạnh giúp khắc phục cơn đau, hướng dẫn cách vệ sinh và ăn uống phù hợp.
Bước 7: Tái khám và vệ sinh sau nhổ răng khôn
Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng khách hàng sau nhổ răng khôn. Trong 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ, nếu cảm thấy có vấn đề gì trong hàm răng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa tại Nha khoa GREEN – Dr Thành
Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Sau khi kết thúc quy trình nhổ răng khôn thì chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc việc sau nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương, bao lâu thì hết đau. Thông thường, sau khi hết thuốc tê thì bạn mới dần cảm nhận được tình trạng đau nhức trên răng lợi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và chấm dứt sau 1-2 ngày nhổ răng nên bạn không cần quá lo lắng.
Trong 1 – 2 tuần đầu sau nhổ răng, nướu sẽ phục hồi dần và phủ kín lỗ chân răng. Tiếp đó 1 tháng sau, khung xương sẽ lành lại. Trong quãng thời gian này, bạn nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh, ăn uống và chăm sóc răng miệng để tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn sau nhổ răng.
Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Trên đây là những thông tin về quy trình nhổ răng khôn mà Nha khoa GREEN – Dr Thành muốn gửi đến cho các bạn.
Vui lòng liên hệ với Nha khoa GREEN – Dr Thành theo Hotline 0856 828 818 để được hỗ trợ. Hoặc truy cập website để xem thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA GREEN – DR. THÀNH
- Địa chỉ: 136 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0856 828 818
- Website: nhakhoagreen.vn
- Facebook: Nha Khoa GREEN – Dr Thành
- Tiktok: Nha Khoa GREEN – Dr Thành