1. Tủy răng là gì? Điều trị tủy răng là gì?
-Tủy răng là mô liên kết đặc biệt chứa đựng nhiều dây thần kinh, mạch máu và các bạch mạch, nằm trong khoang tủy. Tủy được lớp ngà răng cứng, men răng cứng bao bọc trong một không gian tương đối khép kín. Bên trong chia thành 2 phần gồm tủy buồng và ống tủy. Bộ phần này đảm nhận chức năng chính là dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng.
-Điều trị tủy răng là phương pháp điều trị nhằm loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc đã bị hoại tử nằm sâu trong thân răng. Đồng thời với thao tác hút sạch tủy răng là các thao tác điều trị nhằm trám, bít ống tủy đã bị hở.
2. Tại sao phải điều trị tủy răng?
– Các chuyên gia luôn khuyến cáo, nếu phát hiện ra tình trạng viêm tuỷ cần điều trị ngay lập tức. Bởi vì khi tuỷ răng tổn thương sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm và hình thành các ổ mủ bên trong chân răng. Từ đó, dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác như: Tiêu xương răng, áp xe răng, hôi miệng.
– Hiện nay, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, việc điều trị tủy răng diễn ra rất nhanh chóng và an toàn. Điều trị tuỷ răng cho trẻ là điều cần thiết để đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm, phát triển xương hàm và nướu răng chuẩn bị nền tảng tốt cho răng vĩnh viễn phát triển khỏe mạnh.
3. Thời gian điều trị tủy răng mất bao lâu?
Thông thường, một ca chữa tủy đơn giản sẽ mất khoảng 20 phút và cần thêm 30 phút để hàn trám răng. Đối với răng hàm có nhiều ống tủy, bé phải đến nha khoa từ 2 – 4 lần và mất khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị.
Điều trị tuỷ răng trẻ em mất thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, vị trí răng, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị nha khoa, số lượng ống tủy bị hư,..
4. Quy trình điều trị tủy răng sữa
Bước 1: Thăm khám,chụp X quang để xác định viêm tủy răng đang ở tình trạng nào
Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ trước khi thực hiện lấy tủy
Bước 3: Đeo dụng cụ bảo hộ mô mềm, tránh tình trạng ảnh hưởng môi nướu khi đang thực hiện
Bước 4: Mở ống tủy bằng cách mài răng và tiến hành lấy mô tủy ra ngoài
Bước 5: Sử dụng vật liệu nha khoa để tạo hình ống tủy, lắp đầy buồng tủy, bác sĩ thực hiện trám bít ống tủy,giúp bảo tồn răng thật tối ưu.
Bước 6: Hẹn lịch quay lại tái khám và kiểm tra sức khỏe răng sau chữa tủy.
5. Chăm sóc răng miệng sau khi điều trị tủy răng sữa
Sau khi điều trị tủy cần có chế độ chăm sóc răng đặc biệt cho bé như:
– Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn nhai thức ăn quá cứng, không ăn thức ăn quá cứng quá lạnh
– Tránh dùng lực nhai nhiều ở răng đã điều trị tủy
– Đánh răng với lực chải nhẹ nhàng
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm để tránh làm mòn răng đã điều trị tủy
– Nên đi khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời sâu răng, lý do là vì không còn dây thần kinh để dẫn truyền cảm giác đau khi bị sâu răng
Hotline: 0868 818 828
Nguồn: https://greendental.vn