Niềng răng là phương pháp sử dụng mắc cài hoặc khay niềng, tác động một lực lên răng để dịch chuyển răng trên cung hàm, nắn chỉnh răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn mà không làm ảnh hưởng đến men và mô răng. Phương pháp này thích hợp cho người có răng mọc lệch, khấp khểnh, hô móm, răng thưa hay sai lệch khớp cắn… Hãy cùng Nha khoa Green – Dr Thành tìm hiểu lợi ích và những hiểu lầm thường gặp về niềng răng để có thể dễ dàng cân nhắc phương pháp chỉnh nha này nếu cần hơn nhé.
Lợi ích của niềng răng
Bên cạnh ưu điểm không cần phẫu thuật, bảo tồn răng tối đa, niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Nâng cao tính thẩm mỹ
Niềng răng sử dụng lực siết của mắc cài để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Sau khi tháo niềng, vị trí răng sẽ được sắp xếp lại để cân đối với cấu trúc xương hàm, giúp khớp cắn chuẩn hơn, răng đều đẹp, từ đó cải thiện độ cân đối, hài hòa tổng thể gương mặt.
Cải thiện chức năng nhai
Sau khi niềng răng, khớp cắn sẽ được đưa về vị trí chuẩn hơn, giúp cải thiện chức năng nhai. Kết quả này được thấy rõ ở những người niềng răng do hô, móm, lệch khớp cắn.
Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, xương hàm vẫn còn mềm, do đó bác sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh vị trí của răng mọc lệch, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với người lớn. Do đó, niềng răng sớm có thể khắc phục kịp thời tình trạng răng mọc sai lệch, hạn chế ảnh hưởng đến gương mặt và khớp cắn khi lớn lên. Răng sau niềng sẽ nằm sát khít, hạn chế thức ăn giắt vào kẽ răng, giúp trẻ dễ dàng loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa khi vệ sinh răng miệng.
Khắc phục được nhược điểm về phát âm
Giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi, vì thế, khi có một hàm răng đều sẽ giúp người niềng răng phát âm chuẩn hơn.
Những hiểu lầm thường gặp
Dù niềng răng ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, song nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng và có những hiểu lầm “mặc định” khi muốn sử dụng biện pháp chỉnh nha này.
Răng và hàm sẽ bị đau rất nhiều
Nhiều người thường nghĩ, việc niềng răng sẽ tạo nên những cơn đau buốt trong nhiều tháng liền. Thực tế, niềng răng sẽ gây đau ở các giai đoạn như đặt thun tách kẽ, mang khí cụ, mới gắn mắc cài hoặc khi tăng lực siết của dây cung và sau đó giảm dần. Thông thường khi mới gắn mắc cài, bạn có thể cảm thấy chưa quen, hơi cộm. Nhưng sau khoảng 1 tháng bạn sẽ quen với các khí cụ trong miệng và cảm thấy bình thường. Đồng thời, cảm giác đau do niềng răng còn phụ thuộc vào thể trạng, ngưỡng chịu đau của mỗi người.
Bị sút cân
Trong quá trình niềng răng, nhiều người sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức mỗi khi nhai, dẫn đến biếng ăn, hoặc chỉ ăn được cháo loãng, thức ăn mềm trong những ngày đầu sau khi niềng. Do đó, nhiều người cho rằng niềng răng sẽ khiến cơ thể sụt cân, giảm sức khỏe.
Trên thực tế, người niềng răng vẫn ăn, nhai bình thường và nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Tuy nhiên để tránh việc bung mắc cài, hạn chế cảm giác đau ê và tăng hiệu quả chỉnh nha, bác sĩ thường khuyên người niềng răng nên hạn chế sử dụng thực phẩm quá dai, quá cứng, tập thói quen chế biến kỹ hoặc cắt nhỏ thức ăn…
Nguy hiểm cho thị lực vì nhổ nhiều răng
Để đưa răng di chuyển từ vị trí ban đầu đến vị trí mong muốn, cung hàm cần phải có khoảng trống nhất định, do đó bác sĩ thường nhổ răng trước khi niềng, nhất là các trường hợp hô vẩu, sai lệch nặng.
Nhiều người cho rằng, việc nhổ nhiều răng sẽ gây nguy hiểm cho thị lực hoặc ảnh hưởng đến thần kinh. Bởi lẽ, chân răng nằm sâu dưới nướu và gần với khu vực tập trung những dây thần kinh quan trọng, do đó nếu không thể đảm bảo được ca tiểu phẫu diễn ra an toàn, chính xác, sẽ gây ra biến chứng.
Tuy nhiên, phương án nhổ răng chỉ áp dụng cho người niềng răng trong độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã cứng chắc, khó tạo khoảng trống để di chuyển các răng mọc lệch lạc. Đồng thời, nhổ răng chỉ được chỉ định với các trường hợp bất khả kháng, không thể phục hồi. Trước khi nhổ răng, bệnh nhân bắt buộc phải chụp X-Quang để bác sĩ biết được có dây thần kinh nào nằm dưới chân răng không và việc nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không, từ đó mới quyết định có nên nhổ răng hay không.
Răng yếu đi
Khay niềng và mắc cài tác động vào răng khiến nhiều người lo lắng răng sẽ yếu đi sau niềng. Thực tế, niềng răng không làm răng yếu đi, trừ khi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn. Do đó, người niềng răng nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng răng trong và sau quá trình niềng.
Thời gian chỉnh nha quá dài
Tùy thuộc vào độ phức tạp của răng, tiến trình chỉnh nha, mong muốn của bệnh nhân, độ tuổi…, thời gian chỉnh nha của mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, người không nhổ răng sẽ mất khoảng 18 tháng đeo niềng, trường hợp phải nhổ răng thì khoảng 24 tháng. Với trường hợp có răng mọc ngầm, thời gian niềng răng có thể lâu hơn. Ngược lại, thời gian chỉnh nha kết hợp phục hình răng sứ sẽ nhanh hơn, chỉ khoảng vài tháng đến một năm.
Quá tuổi không thể niềng răng
Nhiều người thường mặc định, chỉ có trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi mới niềng răng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì bất cứ ai cũng có thể chỉnh nha, niềng răng ở bất kỳ độ tuổi nào miễn đầy đủ điều kiện sức khỏe.
Niềng răng không chỉ giúp hàm răng đều hơn, khắc phục trường hợp răng bị lệch lạc, hô, móm, thưa, chen chúc nhau, mà còn giúp khuôn miệng trở nên cân đối, hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể khuôn mặt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người niềng răng nên tìm hiểu đầy đủ, cụ thể về tình trạng răng của bản thân, tìm các đơn vị nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha.
Vui lòng liên hệ với Nha khoa GREEN – Dr Thành theo Hotline 0856 828 818 để được hỗ trợ. Hoặc truy cập website để xem thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA GREEN – DR. THÀNH
- Địa chỉ: 136 Trần Phú – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0856 828 818
- Website: nhakhoagreen.vn
- Facebook: Nha Khoa GREEN – Dr Thành
- Tiktok: Nha Khoa GREEN – Dr Thành