Răng sâu vào tủy: Dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Răng sâu vào tủy là tình trạng nghiêm trọng của sâu răng, lan rộng đến tận tủy răng, gây viêm tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của răng sâu vào tủy và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Green tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Có thể bạn quan tâm:

– Nguyên nhân và cách khắc phục tủy răng bị thối

– Những điều cần biết khi chữa tủy răng cửa

– Vì sao cần diệt tủy răng khi răng bị viêm tủy?

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Dấu hiệu răng sâu vào tủy

Khi răng bắt đầu sâu vào tủy, bạn không chỉ trải qua cảm giác đau nhức và khó chịu, mà còn gặp khó khăn khi ăn nhai và mức độ đau ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Có ba giai đoạn chính để nhận biết dấu hiệu của răng sâu vào tủy:

Giai đoạn chớm đầu

Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận sự ê buốt khi ăn uống thực phẩm nóng hoặc lạnh, khi hít thở hoặc khi có thay đổi về áp suất. Đôi khi, răng có thể đau nhức thoáng qua, nhưng những dấu hiệu ban đầu này thường bị bỏ qua.

Giai đoạn răng sâu vào tủy

Các cơn đau nhức trở nên nặng hơn và sâu răng xâm nhập vào tủy có thể gây đau âm ỉ kéo dài suốt cả ngày hoặc đau dữ dội từng cơn. Đau nhức thường tăng cao vào ban đêm, không giảm đi sau khi sử dụng thuốc giảm đau, khiến cho bạn mất ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn răng sâu vào tủy

Giai đoạn viêm tủy nặng

Đây là giai đoạn rất nghiêm trọng của răng sâu vào tủy. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến viêm tủy răng và hoại tử tủy. Khi tủy răng chết, bạn có thể không còn cảm nhận cơn đau nữa.

Tuy nhiên, xuất hiện nhiều bệnh lý khác nhau như miệng hôi do thức ăn mắc kẹt trong lỗ sâu, viêm nướu gây đau quanh răng sâu, nốt trắng xuất hiện trên nướu, có thể có ổ mủ hoặc mủ chảy ra ở vùng nướu ngang chân răng, khuôn mặt sưng, răng lung lay, vỡ hoặc gãy,…

Răng sâu vào tủy có gây nguy hiểm không?

Khi răng sâu vào tủy, đó là dấu hiệu của một giai đoạn sâu răng nặng, có thể gây ra viêm nhiễm lan đến tủy răng. Người bệnh sẽ phải trải qua những cơn đau nhức và khó chịu, thậm chí cảm giác đau nhức không giảm, kéo dài suốt vài ngày.

Khi răng sâu vào tủy, khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng đáng kể vì mô răng bị hủy hoại. Răng trở nên rất nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, tạo ra những cơn đau nhức răng, thậm chí có thể đau tới đỉnh đầu. Việc ăn uống trở nên khó khăn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

Răng sâu vào tủy có gây nguy hiểm không?

Nếu không nhận biết được dấu hiệu của răng sâu để được điều trị kịp thời, việc viêm nhiễm tủy răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm cuống răng, áp xe ổ chân răng, nhiễm trùng, và nguy cơ lây lan nhiễm sang các răng khác cũng như các cấu trúc xung quanh răng. Có thể mất răng hoàn toàn nếu không được can thiệp.

Với những hậu quả nguy hiểm của răng sâu vào tủy, bệnh lý cần phải được phát hiện và điều trị ngay từ khi mới bắt đầu. Càng để lâu, tình trạng sâu răng càng nặng, gây ra viêm tủy răng, hoại tử tủy răng, việc điều trị và khả năng giữ được răng trở nên khó khăn.

Phương pháp điều trị khi răng sâu vào tủy

Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị răng sâu vào tủy tại nhà bằng các mẹo dân gian, nhưng chúng chỉ giúp giảm đau tạm thời mà không đảm bảo khả năng chữa trị dứt điểm sâu răng. Do đó, để điều trị răng sâu vào tủy hiệu quả, không có cách nào khác ngoài việc sử dụng các phương pháp nha khoa.

Sau khi kiểm tra tình trạng răng và thực hiện các chụp X-quang để đánh giá mức độ sâu vào tủy, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp răng sâu vào tủy vẫn có thể điều trị được

Trong trường hợp răng sâu vào tủy vẫn có thể điều trị, phương pháp hiệu quả nhất là điều trị nội nha. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ mô tủy bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau khi ống tủy đã được làm sạch, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu gutta percha để trám kín ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tấn công tủy.

Trường hợp răng sâu vào tủy vẫn có thể điều trị được

Răng sâu vào tủy sau khi được điều trị tủy răng sẽ không còn đau nhức và có thể ăn nhai trở lại bình thường. Tuy nhiên, vì mô tủy đã bị loại bỏ, răng sẽ mất đi sự dinh dưỡng và trở nên giòn và dễ vỡ khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài. Do đó, bác sĩ thường khuyến nghị bọc răng sứ sau điều trị tủy, giúp khôi phục hình thể, bảo vệ và giữ cho răng chắc chắn, duy trì trong thời gian dài.

Trường hợp răng sâu quá nặng, không thể điều trị

Trong trường hợp răng sâu quá nặng và không thể điều trị, việc nhổ răng là lựa chọn cần thiết để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Sau khi răng bị nhổ, để đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh các vấn đề liên quan đến mất răng, việc trồng răng lại là điều cần thiết.

Trường hợp răng sâu quá nặng, không thể điều trị

Quá trình điều trị tủy răng đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận, yêu cầu tay nghề của bác sĩ. Do đó, khi cần khám và điều trị tủy răng do răng sâu vào tủy, việc lựa chọn nha khoa uy tín là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất. Hiện nay, Nha khoa Green là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội được nhiều người tin tưởng, có đội ngũ bác sĩ hàng đầu và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Để đặt lịch thăm khám tư vấn bạn có thể đến trực tiếp hoặc liên hệ qua số HOTLINE 0856 828 818 nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA GREEN – DR. THÀNH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0856 828 818